Mở cửa đầu tư hạ tầng sân bay, cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp tư nhân

Lượng khách tăng trưởng nhanh, nhiều cửa ngõ hàng không của Việt Nam phải đối mặt với tình trạng quá tải. Theo đó, nhà nước đang gấp rút triển khai nhanh 26 dự án cảng hàng không với tổng mức huy động vốn lên đến 10,5 tỉ đô la Mỹ. Đáng chú ý là hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng đã tham gia đầu tư vào các dự án này.

1. Tăng trưởng lượt khách, hàng không Việt Nam đối mặt nguy cơ cung không đủ cầu

Theo thống kê, tính đến tháng 10 năm 2017, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt ngưỡng 10 triệu lượt, cao gấp 3 lần so với 10 năm trước, đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á về tốc độ phát triển (theo Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO). Trong đó, có đến 80% khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không và 62 triệu  khách nội địa cũng di chuyển bằng con đường này.

Xem thêm: Du lịch Việt Nam lập kỳ tích đón hơn 13 triệu lượt khách quốc tế năm 2017

san-bay-tan-son-nhat-luon-trong-tinh-trang-qua-tai (1)

Các sân bay lớn nước ta luôn trong tình trạng quá tải

Tuy nhiên, chưa kịp vui với thông tin tốt lành này, nhiều cửa ngõ hàng không của Việt Nam đã nhanh chóng rơi vào tình trạng quá tải.

Thực tế, tính đến cuối năm 2016, cả nước mới chỉ có 11 sân bay quốc tế và 10 sân bay nội địa với tổng công suất đạt khoảng 70 triệu lượt khách/năm. Trong kho đó, nếu chỉ tính riêng với  81 triều lượt khách di chuyển bằng máy bay tại Việt Nam trong năm 2016 vừa qua thì các sân bay tại Việt Nam đã bị quá tải.

Cụ thể, theo ACV, nhiều hãng hàng không tại Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng quá tải “như cơm bữa” như:

  • Cảng hàng không tại Đà Nẵng đón 8,8 triệu lượt khách/năm trong khi công suất thiết kế chỉ đạt 6 triệu/năm, vượt công suất gần 50%.
  • Cảng hàng không tại Cam Ranh đã đón gần 4 triệu lượt khách/năm trong khi thiết kế chỉ là 2,5 triêu/năm, vượt công suất gần 60%.
  • Sân bay Tân Sơn Nhất cuối năm 2016 đón hơn 32 triệu lượt khách trong khi thiết kế tối đa chỉ đạt mức 26 triệu lượt/năm, vượt công suất 25%. Nhất là khi sân bay này đang bị quá tải từ nhà ga đến đường lăn, sân đỏ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bay, nhất là các đợt cao điểm như lễ tết…

Trong khi đó, theo dự đoán của giới chuyên môn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ hàng không sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo nhờ vào sự gia tăng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam và việc các hãng hàng không giá rẻ đẩy mạnh mở rộng thị phần và chính sách hội nhập kinh tế toàn câu thông qua hiệp định thương mại song phương, đa phương của chính phủ Việt Nam.

2. Mở cửa cho giới doanh nghiệp tư nhân cùng đầu tư hạ tầng sân bay

Để bắt kịp với sư phát triển nhanh chóng nói trên, quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 chính phủ Việt Nam đã phê duyệt, dự kiến sẽ có 26 sân bay với tổng mức đầu tư lên đến 10,5 tỉ đô la Mỹ.

Hiện tại, Việt Nam đang triển khai 11 dự án trong đó, có 7 dự án sẽ sớm được hoàn thành trong vòng 3 năm tới. Đặc biệt, các dự án mở rộng ga Tân Sơn Nhất, Cát Bi, Nội Bài, Phú Quốc giai đoạn  2016-2018 sẽ bổ sung thêm gần 23% năng lực phục vụ khách hàng và giảm bớt phần nào áp lực quá tải hiện tại.

Đồng thời, để thu hút nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng sân bay, chính phủ mở cửa cho tư nhân tham gia và bước đầu đã có một số công ty đầu tư lớn trong ngành du lịch như Sun Group, VietJetAir tham gia.

Cụ thể, phía Sun Group sẽ đầu tư vào dự án cảng hàng không Vân Đồn với tổng mức đầu tư lên đến khoảng 7.500 tỉ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác vào quý II/2018.

san-bay-quoc-te-van-don-du-kien-di-vao-hoat-dong-nam-2018 (1)

Sân bay Vân Đồn do SUN Group là chủ đầu tư (ảnh minh họa)

Theo đó, dự án này sẽ được thiết kế với công suất giai đoạn I là 2,5 triệu lượt khách/năm và có thể nâng lên đến 5 triệu lượt khách ở những giai đoạn kế tiếp. Thiết kế dự án này sẽ là đơn vị thiết kế nổi tiếng đến từ  Hà lan- Naco & Architecture- đơn vị thiết kế cho 600 sân bay trên toàn thế giới và CPG Consultans trực thuộc tập đoan CPG Singapore đã từng thiết kế sân bay Changi (Singapore) và Thiên Hà Vũ Hán (Trung Quốc).

Dự kiến khi đưa vào hoạt động, sân bay Vân Đồn cùng với đặc khu kinh tế Vân Đồn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và du lịch Quảng Ninh cũng như toàn miền Bắc nói riêng.

Ở miền trung, tập đoàn Rạng Đông, lâu nay hoạt động mạnh trong mảng bất động sản, hạ tầng tại Bình Thuận cũng đang bắt tay triển khai dự án sân bay Phan Thiết tại Bình Thuận. Theo đó dự án này sẽ được nâng cấp từ sân bay cấp 4C lên cấp 4E để có thể đón loại máy bay chở khách cỡ lớn. Hiện tại, dự án đã sẵn sàng mặt bằng để thi công tuy nhiên các thông tin chi tiết vê công suất, quy mô, nguôn vốn…vẫn đang trong giai đoan tiếp tục điều chỉnh.

Dự kiến khi xây dựng xong, sân bay Phan Thiết sẽ là đòn bẩy hạ tầng cho thành phố du lịch biển, nơi đón hơn 4 triệu lượt khách ghé thăm trong năm ngoái và có khả năng sẽ đón 5 triệu lượt khách trong năm nay.

Góp mặt trong các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng sân bay còn có tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), doanh nghiệp đang kinh doanh cửa hàng xa xỉ phẩm tại sân bay. Theo đó, IPP sẽ liên doanh với tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV tham gia dự án cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, trong đó IPP nắm vai trò là cổ đông lớn nhất. Dự án này sẽ đươc chia thành 2 giai đoạn với tổng công suất đón 6,5 triệu lượt khách/năm.

Theo đó, nếu đúng lộ trình, khả năng đến năm 2020 tổng công suất các cảng hàng không sẽ tăng từ 70 triệu năm 2016 đến 123 triệu khách/năm.

Ngoài các dự án hàng tầng sân bay đã được phê duyệt như nhà ga hành khách tại cảng hàng không quốc tế Cát Bi, xây mới nhà ga T2 thuộc cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đầu tư xây dựng mới nhà ga tại các cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Liên Khương, Buôn Ma Thuột, xây dựng mới cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, cảng hàng không Vinh… một số dự án khá cũng đang trong quá trình điều chỉnh dự án.

Hầu hết các nhà đầu tư đều nhìn nhận việc đầu tư vào hạ tầng sân bay có tác dụng kích thích ngành nghề kinh doanh của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng xác định đầu tư vào sân bay không thể có thời gian thu hồi vốn nhanh. Nói như ông Trường của Sun Group thì “đầu tư sân bay có số vốn đầu tư lớn nhưng khả năng sinh lời thấp và thời gian hoàn vốn lâu. Dù vậy, khi Vân Đồn đưa vào khai thác sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, tạo động lực phát triển lan tỏa cho vùng và khu vực.

(tham khảo từ Forbes Việt Nam)

 


“Cảm ơn vì đã ghé thăm website của tôi. Chúc anh chị một ngày tốt lành!”

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top

0904.919.619