Có 1 sự thật mà nhiều người vẫn không hay biết đó là: Lạm phát vẫn đang âm thầm là “con đỉa hút máu” túi tiền của quý anh/chị mỗi ngày. Trung bình hằng năm tại Việt Nam chỉ số lạm phát khoảng từ 5% đến 6%/năm. Cá biệt có những năm đỉnh điểm lịch sử đã ghi nhận mức lạm phát lên tới 18.13% năm 2011.
Như vậy nếu có từ 4 đến 5 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm bây giờ, nên đầu tư vào đâu để tránh được lạm phát? Bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ hay một kênh đầu tư khác nào đó là phương án tối ưu nhất? Hãy cùng tôi đi sâu vào phân tích ưu và nhược từng kênh đầu tư:
Có vốn 4 đến 5 tỷ nên đầu tư vào đâu bây giờ?
Đầu tiên, tôi muốn khẳng định với quý anh/chị rằng mỗi loại hình đầu tư đều có ưu và nhược điểm riêng. Cơ hội thì luôn đi kèm với rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn. Và khi đi sâu phân tích giữa các phương án đầu tư, chúng ta nên quan tâm đến các chỉ số cụ thể như sau:
+ Vốn đầu tư ban đầu: Số tiền của nhà đầu tư bỏ ra chưa kể sử dụng vốn ngân hàng.
+ Tỉ suất lợi nhuận: Tính ra tỉ suất % lợi nhuận trên vốn đầu tư theo năm, tháng, quý.
+ Tiềm năng tăng giá gốc trong tương lai.
+ Tính thanh khoản: Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Hiểu đơn giản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt 1 cách nhanh chóng.
+ Rủi ro: Đo lường và dự báo các rủi ro có thể gặp phải ở kênh đầu tư đó.
+ Độ ổn định: Mức độ biến động giá cả và thị trường của kênh đầu tư đó.
+ Thời gian và tâm huyết: Mà nhà đầu tư cần dành cho kênh đầu tư đó.
Bây giờ tôi sẽ đi chi tiết vào phân tích chuyên sâu các kênh đầu tư với 4 đến 5 tỷ tiền nhàn rỗi có thể:
1. Gửi ngân hàng: Đây là kênh phổ biến và đơn giản nhất:
+ Tỉ suất lợi nhuận: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 4 đến 5 tỷ đồng khoảng 6% – 7%/năm.
Tham khảo bảng lãi suất gửi tiết kiệm mới nhất các ngân hàng
+ Tiềm năng tương lai: Không
+ Tính thanh khoản: Tốt
+ Rủi ro: Thấp
+ Ổn định: Cao
+ Thời gian chi phối: Ít
Lạm phát hằng năm rất cao khiến giá trị đồng tiền gửi sẽ càng ngày càng giảm:
Kết luận: Gửi tiết kiệm thích hợp với việc tích luỹ các khoản tiền nhỏ để thành các khoản lớn cho việc chi tiêu gia đình hoặc đầu tư. Nó không phải là kênh đầu tư sinh lời tốt. Chỉ nên giữ 1 khoản tiền tiết kiệm nhất định để phòng ốm đau rủi ro bất ngờ ập đến mà thôi.
2. Đầu tư vàng: Thói quen và tâm lý giữ vàng đa số dân Việt Nam
+ Tỉ suất lợi nhuận trung bình từ đầu tư vàng: Khó lường
+ Tiềm năng tương lai: Trung bình
+ Rủi ro: Rất cao vì giá vàng lên xuống thất thường và biến động từng giờ.
+ Độ ổn định: Kém
+ Tính thanh khoản: Cao
+ Thời gian chi phối: Nhiều vì muốn đầu tư vàng phải dành nhiều tâm trí hằng giờ hằng ngày.
>> Xem thêm các cơn sóng vàng: http://cafef.vn/vi-sao-nha-dau-tu-chun-tay-voi-vang-20170304141302629.chn
3. Đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam:
+ Tỉ suất lợi nhuận trung bình : Có thể rất cao nhưng khó lường.
+ Tiềm năng tương lai: Tốt
+ Rủi ro: Cao vì biến động thị trường chứng khoán lên xuống từng giây.
+ Độ ổn định: Kém
+ Tính thanh khoản: Trung bình và tuỳ từng mã đầu tư khác nhau.
+ Thời gian chi phối: Nhiều vì muốn đầu tư chứng khoán phải dành nhiều tâm trí hằng giờ hằng ngày.
>> Xem thêm có nên đầu tư chứng khoán hay không : Tại đây
4. Đầu tư tiền tệ: Forex: Không dành cho người “không chuyên”
+ Tỉ suất lợi nhuận : Cao nhưng khó lường
+ Tiềm năng tương lai: Thấp
+ Rủi ro: Cao vì biến động thị trường tiền tệ lên xuống thất thường từng giây.
+ Độ ổn định: Kém
+ Tính thanh khoản: Cao
+ Thời gian chi phối: Nhiều vì muốn đầu tư forex phải dành nhiều tâm trí hằng giờ hằng ngày và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn cao.
Xem thêm: Có 6 tỷ đồng trong tay nên đầu tư vào đâu năm 2017
5. Đầu tư bất động sản: Với 4 đến 5 tỷ vốn ban đầu đầu tư gì?
+ Tỉ suất lợi nhuận : Cao thấp nhất từ 10%/năm đến 12%/năm có thể lên tới 100% trong vài tháng.
+ Tiềm năng tương lai: Tăng giá theo thời gian lâu dài.
+ Rủi ro: Ít rủi ro song cần phải lựa chọn được các sản phẩm tốt.
+ Độ ổn định: Cao
+ Tính thanh khoản: Trung bình và cao tuỳ từng sản phẩm.
+ Thời gian chi phối: Chỉ cần tìm được nhà tư vấn đầu tư chuyên sâu bất động sản và thảnh thơi nhận lợi nhuận hằng năm.
Các loại hình bất động sản có thể đầu tư với 4 đến 5 tỷ đồng vốn là:
+ 2 căn hộ khách sạn condotel: Giá từ 2 tỷ đến 2.5 tỷ/căn. Với cam kết lợi nhuận tối thiểu từ 10% đến 12%/năm trong từ 5 năm đến 10 năm. Chia sẻ lợi nhuận 85%-15%, hình thức sở hữu 50 năm hoặc sổ đỏ lâu dài tuỳ từng dự án.
Dự án Vogue Resort Cam Ranh – Cơ hội đầu tư tiềm năng cho các nhà đầu tư
+ Đất nền ngoại ô thành phố: Giá bán từ 10 triệu đến 40 triệu/m2. Có thể đầu tư khoảng 50m2 đến 100m2. Có thể sinh lời đến 30% – 50% trong vài tháng. Song kênh này rủi ro cực cao.
+ Đầu tư vào biệt thự biển nghỉ dưỡng: Giá khoảng từ 10 tỷ đến 20 tỷ, cam kết lợi nhuận từ 10% trong 10 năm đầu tiên. Chia sẻ lợi nhuận 85%-15%. Trung bình mỗi năm thu về khoảng 1 tỷ – 2 tỷ đồng lợi tức cho thuê biệt thự. Vốn ban đầu tối thiểu khoảng 4 đến 5 tỷ đồng. Hình thức sở hữu sổ đỏ lâu dài. Với tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ ở các thành phố du lịch nổi tiếng đây hứa hẹn sẽ là con gà đẻ trứng vàng an toàn, ổn định và lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nhanh nhạy…
Cuối cùng, nếu muốn biết anh/chị có thích hợp đầu tư condotel hay đất nền hoặc biệt thự biển hay không? Anh/chị muốn nhận tư vấn chuyên sâu đầu tư bất động sản, bảng tính dòng tiền, đòn bẩy tài chính, rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư BĐS với số vốn 4 đến 5 tỷ hay không?
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP NHANH NHẤT
*Hãy liên hệ với tôi 24/7 hoàn toàn miễn phí và tận nơi anh/chị đặt hẹn