Sau 6 năm, du lịch Việt đã chứng kiến những thay đổi ngoạn mục cả về số lượng khách tham quan, cơ sở lưu trú cho tới chính sách visa cùng sự phát triển mạnh mẽ của ngàng hàng không.
1. Số lượng du khách tăng đột biến
Cụ thể, theo thông tin từ Forbes Việt Nam, số lượng khách du lịch đến Việt Nam trong vòng 6 năm trở lại đây đã có bước tăng trưởng ấn tượng.
Theo đó, nếu như con số khách du lịch quốc tế đến nước ta vào năm 2010 chỉ ở mức khoảng 5 triệu lượt/năm thì sang đến năm 2016 đã tăng lên gấp đôi với khoảng 10 triệu lượt ghé thăm.
Bước sang năm 2017, chỉ tính riêng đến tháng 10 vừa qua, du lịch Việt đã chạm ngưỡng 10,4 triệu lượt khách quốc tế (theo số liệu của tổng cục Du lịch).
Bên cạnh đó, lượng khách nội địa cũng không hề kém cạnh khi tăng nhanh chóng từ 28 triệu lượt tham quan vào năm 2010 đã tăng vọt lên 62 triệu lượt vào năm 2016, với mức tăng trưởng ngoạn mục lên đến 221%. Do đó, căn cứ vào tiềm năng phát triển du lịch hiện nay cùng mức tăng trưởng chóng mặt của kinh tế, nhiều khả năng số lượt khách tham quan sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
2. Cơ sở lưu trú 3-5 năm tăng cao
Đời sống vật chất tinh thần được nâng cao cùng với lượng khách tham quan du lịch tăng đột biến cũng kéo theo những thay đổi lớn về nhu cầu lưu trú.
Theo Forbes, nếu như vào năm 2010, tổng số phòng lưu trú trên cả nước chỉ đạt mức 62 nghìn căn, tập trung chủ yếu vào phân khúc 3 sao, các phân khúc 4-5 sao vẫn nằm ở mức 10-20 nghìn căn trở lại, thì sang đến năm 2016, tổng số phòng lưu trú tại Việt Nam đã đạt mức 91,2 nghìn căn.
Trong đó, cả 2 phân khúc 4, 5 sao đều có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, từ hơn 15 nghìn căn lên đến 30 nghìn căn (5 sao) và hơn 20 nghìn căn lên đến gần 30 nghìn căn (4 sao). Riêng phân khúc 3 sao có sự tăng trưởng nhẹ từ hơn 25 nghìn căn năm 2010 lên đến trên 30 nghìn căn vào năm 2016.
Sang đến năm 2017, với sự đổ bộ của một loạt các dự án nghỉ dưỡng trên khắp cả nước, nhiều khả năng phân khúc nghỉ dưỡng 3-5 sao tiếp tục có sự tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng.
3. Chính sách visa cho khách quốc tế cởi mở
Với mục tiêu thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới, các chính sách cấp visa cho khách quốc tế đến Việt Nam cũng có những thay đổi và cởi mở hơn.
Cụ thể, theo số liệu từ Forbes Việt Nam, nếu như vào năm 2010, chỉ có du khách 15 nước đến Việt Nam được miễn thị thực thì sang đến năm 2016, con số này đã tăng lên đến 22 nước.
Trong đó, có 9 nước trong khối ASEAN được miễn visa là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lao, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và công dân 13 nước khác bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mach, Thụy Điển, Nga, Belarus, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy sẽ được miễn thị thức đơn phương.
Ngoài ra, để thuận tiện hơn cho du khách ghé thăm Việt Nam, nước ta cũng đã tiến hành cấp thẻ visa điện tử cho công dân của 40 quốc gia trên toàn thế giới.
4. Các kênh đặt phòng trực tuyến lên ngôi
Chịu ảnh hưởng của thời đại công nghệ số, các kênh đặt phòng du lịch trực tuyến có dấu hiệu lên ngôi, thay thế cho các kênh đặt phòng truyền thống.
Cụ thể, theo số liệu từ Forbes Việt Nam, vào năm 2010, việc đặt phòng chủ yếu thông qua công ty lữ hành và nhà điều hành tour chiếm đến 45,5%. Việc đặt phòng trực tiếp với khách sạn chiếm tỉ lệ khá cao, 29% trong khi đặt phòng qua internet chỉ chiếm 10,1 %, số còn lại là các kênh khác, chiếm 15,5%.
Sang đến năm 2016, cơ cấu các kênh đặt phòng đã có sự đổi khác. Kênh đặt phòng “truyền thống” qua điều hành và dịch vụ tour vẫn chiếm số đông song đã giảm xuống còn 37,3%. Cũng vậy, kênh đặt hàng trực tiếp với khách sạn cũng giảm nhẹ xuống còn 24,1%. Trong khi đó, đặt phòng qua internet lại tăng mạnh, lên đến 20,7%. Dự kiến, với sự bùng phát của công nghệ thông tin như hiện nay, nhiều khả năng việc đặt phòng trực tuyến sẽ tiếp tục tăng mạnh và trở thành kênh đặt phòng chủ lực trong thời gian tới.
5. Nguồn thu từ khách du lịch có sự chuyển đổi cơ cấu
Theo Forbes Việt Nam, năm 2010, doanh thu từ khách du lịch đến Việt Nam, chủ yếu vẫn đến từ việc cho thuê phòng, chiếm 61,4%. Bên cạnh đó là nguồn thu từ thực phẩm và đồ uống, chiếm 28,1% và các nguồn thu khác chiếm 10,5%.
Tuy nhiên, sang đến năm 2016, cơ cấu doanh thu này có sự thay đổi khá rõ. Trong đó, doanh thu đến từ việc cho thuê phòng vẫn ổn định ở mức 61,5% trong khi doanh thu từ việc ăn uống tăng lên đến 31,1%, kéo theo doanh thu từ các loại hình khác giảm xuống còn 7,4%.
Điều này một mặt cho thấy nhu cầu lưu trú của du khách qua các năm vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu từ du lịch. Mặt khác, nhu cầu thưởng thức ẩm thực, giải trí tại các điểm du lịch của du khách đang có dấu hiệu tăng cao, hứa hẹn sẽ đem lại những nguồn lợi lớn cho du lịch nước nhà.
6. Du lịch theo đường hàng không có nhiều khởi sắc
Đi cùng với sự phát triển của du lịch Việt, 6 năm qua, ngành hàng không cũng chứng kiến rất nhiều khởi sắc.
Cụ thể, căn cứ theo báo cáo của Forbes Việt Nam, vào những năm 2010, dịch vụ hàng không của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn với khoảng 40 đường bay trên toàn thế giới, đạt công suất 35,5 triệu lượt bay mỗi năm (tại 5 sân bay chính) đồng thời sở hữu 5 sân bay quốc tế. Tuy nhiên, sang đến năm 2016, số đường bay của ngành hàng không đã tăng lên đến 70 đường bay. Tổng công suất tại 5 sân bay chính đạt 60 triệu lượt. Đồng thời đã có 9 sân bay quốc tế được xây dựng tại Việt Nam.
Trong 6 năm vừa qua, hàng không việt Nam cũng đón chào 3 hãng hàng không nội địa cất cánh cùng thế giới.
Dự kiến, với sự tăng trưởng cả về quy mô, chất lượng và số lượng các sân bay, đường bay tại Việt Nam những năm gần đây, ngành du lịch Việt sẽ tiếp tục khởi sắc với nhiều lượt ghé thăm hơn nữa của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về thị trường du lịch Việt Nam trong 6 năm qua từ 2010-2016. Để tìm hiểu thêm về thị trường du lịch Việt Nam trong năm 2017 cùng những dự báo mới trong năm 2018 để đưa ra những tính toán đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng phù hợp nhất. Hoặc có những khúc mắc cần tư vấn khi đầu tư Condotel hoặc biệt thự nghỉ dưỡng, cách lựa chọn dự án, bí quyết phòng chống rủi ro khi đầu tư… hãy liên hệ ngay tôi, chuyên gia tư vấn bất động sản cao cấp Nguyễn Hoàng Anh để đặt hẹn và được hỗ trợ tư vấn trực tiếp, chuyên sâu, hiệu quả nhất!
Theo Forbes Việt Nam