Tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các thời kỳ

Lạm phát được ví như “con đỉa hút máu” giá trị đồng tiền của anh/chị qua từng năm. Lạm phát hiểu đơn giản là giá trị đồng tiền bị giảm đi mỗi năm. Vậy tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các năm như thế nào? Có những cách nào để hạn chế và tránh được ảnh hưởng của lạm phát đến túi tiền của mỗi người? Hãy cùng tôi đi sâu vào phân tích lạm phát của Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào nhé:

lam-phat

Đầu tiên chúng ta cùng định nghĩa về lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Lạm phát ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt trong trường hợp lạm phát cao hoặc siêu lạm phát và không dự đoán được sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế, cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối, làm cho hoạt động của của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn thu ngân sách nhà nước giảm do sản xuất bị suy thoái…

Tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các thời kỳ

Trong thực tế, có nhiều thước đo để đo lường biến động giá cả của các quốc gia, hay chính là đo lường lạm phát như: chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giảm phát GDP nhưng CPI vẫn được coi là thước đo phổ biến nhất để đo lường lạm phát và được quan tâm nhiều nhất vì biến động CPI phản ánh biến động trong mức sống của người dân. Do đó, khi nền kinh tế có lạm phát có nghĩa là có sự gia tăng liên tục và kéo dài của CPI.

Ví dụ đơn giản: Năm 2010 ăn 1 bát phở bò sáng hết 15.000đ. Thì đến năm 2016 vẫn bát phở bò đó nhưng phải trả tới 40.000đ thì đó chính là do tác động của lạm phát đến trực tiếp cuộc sống người dân mỗi ngày.

lam-phat-1

Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

• Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước.

• CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ. Chẳng hạn, tính chỉ số lạm phát CPI năm 2011 so với năm 2010 theo công thức sau:

Chỉ số lạm phát 2011 = 100 x CPI năm 2011 – CPI năm 2010

CPI năm 2010

+ Lạm phát Việt Nam qua thời kỳ năm 1996-2007:

lam-phat-va-tang-truong-kinh-te-1996-2007

+ Lạm phát Việt Nam qua thời kỳ năm 2010-2016:

lam-phat-giai-doan-2010-2016

Nguyên nhân của lạm phát là gì?

Về nguyên nhân lạm phát: lạm phát ở Việt Nam là sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy.

Lạm phát tiền tệ: Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ. Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đồng để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%.

Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau.

Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư nhũng nhu cầu mới cao hơn.

Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp.

Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo. Giá lương thực, thưc phẩm cuối năm 2007 tăng 18,92% so với cuối năm 2006. Đây lại là nhóm hàng chiếm tỷ trọng 42,85%, tỉ trọng lớn nhất, trong rổ giá hàng hoá được khảo sát.

Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước.

♦ Tác động tiêu cực của lạm phát đến người dân là gì?

>> Tiền mất giá trị, ví dụ anh/chị đang có số tiền gốc là 2 tỷ năm 2017 thì đến năm 2020 giá trị của 2 tỷ đó đã bị bốc hơi đi rất nhiều.

♦ Các biện pháp để tránh được lạm phát, giữ giá trị đồng tiền

1. Đầu tư tiền vào sản suất kinh doanh:

2. Đầu tư tiền vào thị trường chứng khoán

3. Đầu tư tiền vào vàng

4. Đầu tư tiền vào thị trường forex

5. Đầu tư tiền vào thị trường bất động sản

KẾT LUẬN: Trong 5 biện pháp tránh được lạm phát thì đầu tư vào bất động sản là giải pháp tối ưu và tốt nhất cho anh/chị.

Cuối cùng, nếu muốn biết anh/chị có thích hợp đầu tư condotel hay đất nền hoặc biệt thự biển hay không? Anh/chị muốn nhận tư vấn chuyên sâu đầu tư bất động sản, bảng tính dòng tiền, đòn bẩy tài chính, rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư BĐS? Hãy liên hệ với tôi 24/7 hoàn toàn miễn phí và tận nơi anh/chị đặt hẹn

 


“Cảm ơn vì đã ghé thăm website của tôi. Chúc anh chị một ngày tốt lành!”

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top

0904.919.619